Lịch sử Thiên_kiến_xác_nhận

Quan sát không chính thức

Trước khi tâm lý học nghiên cứu về thiên kiến xác nhận, hiện tượng này đã được nhiều tác giả ghi chép lại, bao gồm nhà sử học Hy Lạp Thucydides (khoảng 460 tr.CN – khoảng 395 tr.CN), nhà thơ Italia Dante Alighieri (1265–1321), triết gia và nhà khoa học Anh Francis Bacon (1561–1626),[57] và nhà văn Nga Lev Tolstoy (1828–1910). Thucydides, trong tác phẩm về Chiến tranh Peloponnesus đã viết: "... bởi vì đó là một thói quen của loài người khi phó mặc vào những hi vọng sai lầm thứ mà họ chờ đợi, và sử dụng lý trí tối cao để tống ra một bên thứ mà họ không ưa thích."[58] Trong Thần khúc, hình ảnh thánh Thomas Aquinas nhắc nhở Dante khi họ gặp nhau ở Thiên đường, rằng "quan điểm—khinh suất—thường có hướng nghiêng về phía sai lầm, và rồi sự thiên vị quan điểm riêng của con người trói chặt, tù hãm tư duy."[59] Bacon, trong tác phẩm Novum Organum, viết,

Hiểu biết của con người khi nó từng thu nhận một quan điểm [...] thu hút mọi thứ khác hỗ trợ và tán thành với nó. Và mặc dù các dẫn chứng cho phe bên kia có số lượng lớn hơn và nhiều sức nặng hơn, nhưng chúng hoặc bị bỏ qua hoặc bị che khuất, số khác đặc biệt bị loại trừ hoặc chối bỏ[.][60]

Bacon nói rằng đánh giá bằng chứng thiên lệch thúc đẩy "tất cả những sự mê tín, dù là trong chiêm tinh, giải mộng, điềm báo, phán quyết thần thánh hoặc những thứ tương tự".[60]Trong tiểu luận "Nghệ thuật là gì", Tolstoy viết,

Tôi biết rằng hầu hết mọi người-không chỉ những người được cho là thông minh, mà cả những người thực sự rất thông minh, và có khả năng hiểu những vấn đề khoa học, toán học, và triết học phức tạp nhất—rất hiếm khi có thể nhận thức được chân lý đơn giản nhất, dễ thấy nhất nếu nó là loại buộc họ phải thú nhận tính sai lầm của những kết luận mà họ đã hình thành, có lẽ là với nhiều khó khăn-những kết luận mà họ tự hào về chúng, mà họ đã dạy về chúng cho những người khác, và trên chúng họ dựng nên cuộc sống của mình.[61][chú thích 2]

Nghiên cứu của Wason về kiểm tra giả thuyết

Nhà tâm lý học người Anh Peter Cathcart Wason là người đặt ra thuật ngữ "confirmation bias" (thiên kiến xác nhận).[63] Trong một thí nghiệm công bố năm 1960, ông yêu cầu những người tham gia xác định quy luật áp dụng cho các bộ ba số. Vào lúc bắt đầu, những người tham gia được cho biết rằng bộ số (2,4,6) phù hợp với quy luật này và phải tạo ra bộ số của riêng họ xem có phù hợp với quy luật không.[64][65]

Trong khi quy luật thực sự đơn giản chỉ là "bất kỳ dãy tăng dần nào", những người tham gia đã gặp khó khăn nghiêm trọng để tìm ra, và thường nêu lên những quy luật cụ thể hơn nhiều, chẳng hạn như "số ở giữa là trung bình của số đầu và số cuối".[64] Những người tham gia dường như chỉ kiểm tra những ví dụ khẳng định-những bộ ba số tuân theo quy luật mà họ giả thuyết. Chẳng hạn, nếu họ nghĩ rằng quy luật là, "mỗi số lớn hơn số trước nó 2 đơn vị", họ sẽ đưa ra một bộ số phù hợp với quy luật này, chẳng hạn như (11, 13, 15) thay vì bộ ba vi phạm điều đó, chẳng hạn (11,12,19).[66]Wason tiếp thu thuyết khả bác (tiếng Anh: falsificationism), theo đó một phép thử khoa học về một giả thuyết là một nỗ lực nghiêm túc để bác bỏ nó. Ông diễn giải rằng kết quả của ông chứng tỏ một sự ưa thích xác nhận (chứng minh một điều là đúng) hơn là bác bỏ (chứng minh là sai), do đó tạo ra thuật ngữ "thiên kiến xác nhận".[chú thích 3][68] Wason cũng sử dụng hiện tượng này để mô tả kết quả của thí nghiệm bài tập chọn lựa (về sau được gọi là bài tập chọn lựa Wason.[69] Trong bài tập này, những người tham gia nhận thông tin thiên lệch về một tập các đối tượng, và phải cụ thể hóa thêm thông tin họ sẽ cần để nói liệu một quy tắc điều kiện ("Nếu A, thì B") áp dụng hay không. Người ta nhiều lần thấy rằng con người thường tỏ ra kém cỏi trong các dạng khác nhau của bài thử này, trong hầu hết trường hợp họ thường bỏ qua những thông tin mà có tiềm năng phủ nhận quy luật.[70][71]

Phê bình của Klayman và Ha

Một bài báo năm 1987 của Klayman và Young-Won Ha lập luận rằng thí nghiệm Wason không thực sự chứng minh một thiên kiến liên quan tới xác nhận. Thay vào đó, Klayman và Ha diễn giải kết quả như một khuynh hướng khiến cho các phép thử phù hợp với giả thuyết vận hành.[72] Họ gọi điều này là "chiến lược kiểm tra khẳng định".[8] Chiến lược này là một ví dụ về phương pháp suy nghiệm: một lối tắt lập luận không hoàn hảo nhưng dễ dàng tính toán.[2] Klayman và Ha đã sử dụng Xác suất Bayeslý thuyết thông tin làm tiêu chuẩn đánh giá giả thuyết, thay vì thuyết khả bác như Wason. Theo những ý tưởng này, mỗi câu trả lời cho một câu hỏi sinh ra một lượng thông tin khác nhau, phụ thuộc vào niềm tin có trước của cá nhân đó. Do đó một phép thử khoa học về một giả thuyết là một phép thử được cho là sinh ra nhiều thông tin nhất. Vì nội dung thông tin phụ thuộc vào xác suất ban đầu, một phép thử khẳng định có thể hoặc là rất giàu thông tin hoặc rất nghèo thông tin. Klayman và Ha lập luận rằng khi người ta nghĩ về các bài toán thực tiễn, họ đang kiếm tìm một đáp án cụ thể với xác suất ban đầu tương đối nhỏ. Trong trường hợp này, các phép thử khẳng định thông thường giàu thông tin hơn phép thử phủ định.[13] Tuy nhiên, trong bài tập khám phá quy luận của Wason câu trả lời-ba số theo thứ tự tăng dần-là rất rộng, cho nên các phép thử khẳng định ít có khả năng sinh ra các câu trả lời giàu thông tin. Klayman và Ra hỗ trợ phân tích của họ bằng cách trích dẫn một thí nghiệm sử dụng các nhãn "DAX" và "MED" thay cho "phù hợp với quy luật" và "không phù hợp với quy luật". Điều này tránh việc rằng mục đích bài tập là tìm một quy tắc có xác suất thấp. Những người tham gia có tỉ lệ thành công lớn hơn hẳn với phiên bản thí nghiệm này.[73][74]

Nếu quy luật đúng (T) chứa đựng giả thuyết hiện tại (H), thì các phép thử khẳng định (kiểm tra một H xem nó có là T) sẽ không cho thấy giả thuyết đó sai.Nếu giả thuyết đúng (T) chồng lấn với giả thuyết hiện tại (H), thì một phép thử khẳng định hoặc phủ định có khả năng bác bỏ H.Khi giả thuyết hiện hành (H) bao gồm quy luật đúng (T) thì phép thử khẳng định là cách duy nhất để bác bỏ H.

Dưới ảnh hưởng của nghiên cứu này và các phê bình khác, trọng tâm nghiên cứu thiên kiến xác nhận dịch chuyển từ quan hệ xác nhận/bác bỏ sang liệu con người kiểm tra các giả thuyết theo cách giàu thông tin, hay cách khẳng định nhưng nghèo thông tin. Cuộc tìm kiếm thiên kiến khẳng định "thực sự" đã dẫn các nhà tâm lý học xem xét một phạm vi những hiệu ứng lớn hơn nhiều trong cách con người xử lý thông tin.[75]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiên_kiến_xác_nhận http://hosted.xamai.ca/confbias/ http://www.amazon.com/Emerging-Perspectives-Judgme... http://www.amazon.com/Handbook-Social-Psychology-S... http://www.boston.com/bostonglobe/ideas/articles/2... http://books.google.com/books?id=0SYVAAAAYAAJ&pg=P... http://web.mac.com/kstanovich/Site/YUP_Reviews_fil... http://www.myfoxal.com/story/23395758/camm-trial-9... http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=t... http://skepdic.com/confirmbias.html http://www.skepdic.com/backfireeffect.html